- Back to Home »
- Apacthai - Chế độ phân biệt chủng tộc
Posted by : Unknown
Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014
Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân sốngười da đen. Đảng Quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách Apacthai như một phần trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm 1948. Với sự thắng cử của Đảng Quốc Gia Nam Phi, Apacthai đã trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi cho tới đầu những năm1990. Mặc dù, cơ sở pháp lý cho chủ nghĩa Apacthai không còn nhưng sự bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội giữa những người da trắng và người da đen ở Nam Phi vẫn tiếp tục tồn tại.
Ban đầu, luật Aparthai sắp xếp người dân theo ba nhóm chủng tộc chính: người da trắng, người BanTu hay người châu Phi da đen, và người da màu hay người có nguồn gốc lai. Về sau, người châu Á, Ấn Độ và Pakistan cũng được bổ sung thêm thành nhóm người thứ tư. Luật lệ Apacthai xác định quyền hạn, nghề nghiệp và nền giáo dục mà mỗi nhóm người được hưởng. Bộ luật ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc, cho quyền phân biệt các điều kiện cộng đồng và phủ nhận bất cứ sự đại diện nào của những người không thuộc nhóm người da trắng trong chính phủ quốc gia. Người nào công khai chống lại Apacthai sẽ bị coi là người cộng sản. Chính phủ đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát.
Trước khi Apacthai trở thành luật chính thức, Nam Phi đã có lịch sử lâu dài về sự phân biệt chủng tộc và quyền uy của người da trắng. Năm 1910, đã có hạn chế rằng các thành viên ở quốc hội phải là người da trắng. Và khi bộ luật được thông qua vào năm 1913, số đất của người da đen bị giới hạn xuống chỉ còn 13% tổng diện tích Nam Phi. Rất nhiều người Nam Phi phản đối những hạn chế này. Năm 1912, tổ chức Đại hội dân tộc châu Phi ANC được thành lập để chống lại những chính sách không công bằng của chính phủ. Trong những năm 1950, sau khi Apacthai trở thành bộ luật chính thức, ANC tuyên bố rằng "Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng" và đấu tranh đòi bãi bỏ luật Apacthai. Sau những cuộc nối loạn chống Apacthai ở Sharpevill vào tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.
Từ năm 1960 đến giữa những năm 1970, chính phủ đã cố gắng tạo ra Apacthai như một chính sách "tách biệt sự phát triển". Người da đen bị đưa tới những vùng mới thiết lập và những làng quê bị bần cùng hoá - những nơi đã được trù tính để mãi mãi trở thành những khu vực "hạng hai". Người da trắng tiếp tục quản lý hơn 80% số đất. Sự gia tăng bạo lực, đình công, tẩy chay và biểu tình phản đối chống lại Apacthai và sự lật đổ luật thuộc địa của người da đen ở Mozambique và Angola đã buộc chính phủ Nam Phi phải buông lỏng các giới hạn.
Từ giữa những năm 1970 và 1980, chính phủ Nam Phi đã thi hành một loại các cải cách và chấp nhận những người lao động da đen liên kết để tổ chức và thừa nhận những hoạt động chính trị của phe đối lập. Hiến pháp năm 1984 cho phép người gốc châu Á và người da màu có mặt trong nghị viện, nhưng vẫn loại trừ người da đen gốc Phi - những người chiếm 75% dân số. Apacthai tiếp tục bị quốc tế lên án và nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi. Các cuộc nổi dậy nổ ra ngày càng nhiều tại các thành phố đã làm tăng thêm sức ép đối với chính quyền Nam Phi. Chính sách Apacthai của chính phủ bắt đầu được dỡ bỏ. Năm 1990, vị tổng thống mới lên là F. W. de Klerk tuyên bố chính thức xoá bỏ luật Apacthai, trả tự do cho nhà lãnh đạo ANC, Nelson Mandela, và hợp pháp hóa các tổ chức chính trị của người Phi da đen.
Loạt bài về
Phân biệt đối xử | ||||
---|---|---|---|---|
Các dạng chính | ||||
Các dạng đặc trưng | ||||
| ||||
Biểu hiện | ||||
Phong trào | ||||
| ||||
Chính sách | ||||
Kỳ thị
Apartheid |