- Back to Home »
- Tóm tắt pháp luật Hàng hải
Posted by : Unknown
Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014
A.
Khái quát
Bộ luật hàng hải đầu tiên của Việt Nam được Hội
đồng Nhà nước ban hành vào năm 1990 thay thế cho các văn bản dưới luật trước đó
(tuyên bố của chính phủ năm 1977 về lãnh hải năm 1982 về chiều rộng lãnh hải, Nghị
định 30/CP ngày 29/1/1980 về quy chế tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng
biển Việt nam) đánh dấu bước tiến mới trong quá trình pháp điển hóa pháp luật
hàng hải.
Năm 2005, Quốc hội đã ban hành bộ luật hàng
hải số 40/2005/QH11 thay thế cho bộ luật hàng hải năm 1990 hoàn thiện hơn các
quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu
biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn và an ninh hàng
hải, trách nhiệm dân sự của chủ tàu, tổn thất chung, giải quyết tranh chấp hàng
hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử
dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, công vụ và
nghiên cứu khoa học. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu quy định của các công ước và luật quốc
tế liên quan đến hàng hải như 24 Công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế, 05 Công
ước của Liên hợp quốc - các quy tắc của CMI, 03 Công ước của Liên hợp quốc -
các quy tắc UNCITRAL, 03 Công ước của Liên hợp quốc - các quy tắc của UNCTAD,
18 Công ước của Ủy ban hàng hải quốc tế (Brussels) (về cơ bản Bộ luật đưa ra các quy định tương tự với quy tắc Hague-Visby 1968 và quy
tắc Hamburg 1978 là những công ước quốc tế liên quan đến vận đơn đường biển).
Bộ Luật Hàng hải năm 2005 có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm
261 Điều, 18 Chương:
-
Chương 1: Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 10)
-
Chương 2: Tàu biển (Điều 11 đến Điều 44)
-
Chương 3: Thuyền bộ (Điều 45 đến Điều 58)
-
Chương 4: Cảng biển (Điều 59 đến Điều 69)
-
Chương 5: Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển (Điều 70 đến
Điều 122)
-
Chương 6: Hợp đồng vận chuyển
hành khách và hành lý bằng đường biển (Điều
123 đến Điều 137)
-
Chương 7: Hợp đồng thuê tàu (Điều 138 đến Điều 157)
-
Chương 8: Đại lý tàu biển và môi
giới hàng hải (Điều 158 đến Điều 168)
-
Chương 9: Hoa tiêu hàng hải (Điều 169 đến Điều 177)
-
Chương 10: Lai dắt tàu biển (Điều 178 đến Điều 184)
-
Chương 11: Cứu hộ hàng hải (Điều 185 đến Điều 196)
-
Chương 12: Trục vớt tài sản chìm
đắm (Điều 197 đến Điều 205)
-
Chương 13: Tai nạn đâm va (Điều 206 đến Điều 212)
-
Chương 14: Tổn thất chung (Điều 213 đến Điều 218)
-
Chương 15: Giới hạn trách nhiệm
dân sự đối với các khiếu nại hàng hải (Điều
219 đến Điều 223)
-
Chương 16: Hợp đồng bảo hiểm
hàng hải (Điều 224 đến Điều 257)
-
Chương 17: Giải quyết tranh chấp
hàng hải (Điều 258 đến 260)
-
Chương 18: Điều khoản thi hành (Điều 261).
B.
Nội dung cơ bản
1.
Quy định chung
-
Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật
(Điều 1): mọi hoạt động hàng hải, trừ tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương
tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến nội thủy chỉ
áp dụng nếu trong Bộ luật có quy định rõ, cụ thể: Áp dụng quy định về đăng ký,
đăng kiểm tàu công vụ (Điều 22, 25), tìm kiếm và cứu nạn hàng hải (Điều 30),
đại lý tàu biển (Điều 165), hoa tiêu (Điều 177), lai dắt (Điều 184), cứu hộ
hàng hải (Điều 196), tai nạn đâm va (Điều 212)
-
Hành vi bị cấm trong hoạt động
hàng hải (Điều 10): Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và
an ninh của Việt Nam; Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng
xạ, chất phế thải, chất độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật;
Cố ý tạo ra chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải;
Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng
kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm; Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển
trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép; Gây ô nhiễm môi trường; Xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý
làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn
hàng hải; Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện
nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển; Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che
cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải; Các hành vi bị nghiêm cấm
khác trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.
-
Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi
có xung đột (Điều 3):
Đối
tượng
|
Pháp
luật áp dụng
|
Quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu
biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý,
phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ,
trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu
đang ở biển cả
|
Luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch
|
Tổn thất chung
|
Luật nơi tàu biển ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất
chung
|
Tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm
|
- Luật của quốc gia có vùng nội thủy hoặc lãnh hải nơi xảy ra tai nạn,
hoặc
- Luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch nếu tai nạn xảy ra ở
biển cả hoặc trong nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác nếu tai nạn xảy ra
giữa 2 tàu cùng quốc tịch, hoặc
- Luật của
quốc gia mà Trọng tài hoặc Toà án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết
tranh chấp nếu tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả
|
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
|
Luật của quốc gia nơi hàng hóa được trả theo hợp đồng
|
2.
Tàu biển
-
Khái niệm (Điều 11): là tàu hoặc
cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định
trong Bộ luật không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá. Tàu biển Việt
Nam là tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam.
-
Đăng ký tàu biển (Điều 14-22): các loại tàu biển
phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (để được mang cờ quốc
tịch Việt Nam và quyền sở hữu) bao gồm: Tàu biển có động cơ với công suất máy
chính từ 75kw trở lên; Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ
50GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước
thiết kế từ 20 mét trở lên; Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển như đã nêu ở
trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
-
Kiểm soát nhà nước đối với hoạt
động của tàu biển:
+ Tàu biển
hoạt động tại vùng nước cảng biển, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam phải chịu sự
thanh tra, kiểm tra của Thanh tra hàng hải và Cảng vụ hàng hải về an toàn hàng
hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường (Điều 29)
+ Tàu biển
chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm
khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi
trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam (Điều 28)
+ Tàu biển nước ngoài
có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ chỉ được
vào hoạt động trong vùng nước cảng biển, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam sau khi
được Thủ tướng Chính phủ cho phép (Điều 28)
-
Cầm giữ hàng hải (Điều 36-39):
là quyền được ưu tiên đòi bồi thường chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác
tàu biển. Quyền này phát sinh đối với các khiếu nại về:
+ Tiền
lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền
khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền
bộ của tàu biển.
+ Tiền
bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan
trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
+ Phí
trọng tài, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu, phí cầu cảng và về các loại phí,
lệ phí cảng biển khác.
+ Tiền
công cứu hộ tàu biển.
+ Tổn thất
và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu
biển.
Thời
hiệu của quyền cầm giữ hàng hải là 1 năm kể từ thời điểm phát sinh. Quyền cầm
giữ hàng hải được thực hiện qua quyết định bắt giữ tài biển của tòa án có thẩm
quyền.
3.
Thuyền bộ
-
Khái niệm (Điều 45): Thuyền bộ là
các thuyền viên làm việc trên tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và
các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
-
Điều kiện thuyền viên (Điều 46):
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu
biển Việt Nam; b) Có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ, độ tuổi lao động, khả năng chuyên
môn và chứng chỉ chuyên môn theo quy định; c) Được bố trí đảm nhận chức danh
trên tàu biển; d) Có sổ thuyền viên; đ) Có hộ chiếu thuyền viên để xuất cảnh
hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được b.ố trí làm việc trên tàu biển hoạt
động tuyến quốc tế.
-
Hợp đồng thuê thuyền viên phải
được lập thành văn bản (Điều 57).
-
Thuyền trưởng (Điều 49): là
người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ
trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền
trưởng. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người
khai thác tàu.
4.
Các loại hợp đồng liên quan đến vận chuyển đường biển
4.1
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
(Điều 70-122)
4.2
Hợp đồng vận chuyển hành khách
và hành lý (Điều 123-137)
4.3
Hợp đồng thuê tàu (Điều 138-157)
4.4
Hợp đồng bảo hiểm (Điều 224-257)
5.
Các dịch vụ liên quan đến hoạt động trên biển
5.1
Đại lý tàu biển (Điều 158-165)
5.2
Môi giới hàng hải (Điều 166-168)
5.3
Hoa tiêu hàng hải (Điều 169-177)
5.4
Lai dắt tàu biển (Điều 178-184)
5.5
Cứu hộ hàng hải (Điều 185-196)
6.
Tai nạn đâm va
-
Phân loại đâm va:
+ Trực
tiếp: có đâm va thực tế
+ Không
trực tiếp (Điều 210): không có đâm va trực tiếp nhưng có lỗi và gây ra tổn thất
-
Xác định lỗi và bồi thường thiệt
hại (Điều 208)
+ Tàu có
lỗi phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài sản. Nếu nhiều tàu có lỗi sẽ
phân bổ trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi, nếu không xác định được mức độ
lỗi sẽ phân bổ đều cho các bên
+ Khi
chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không bên nào bị coi là có lỗi
+ Tai
nạn do bất khả kháng, ngẫu nhiên, không xác định được lỗi: các bên tự chịu
thiệt hại
+ Tàu
quân sự được miễn trách nếu gây ra tai nạn đâm va khi đang làm nhiệm vụ ở vùng
diễn tập quân sự và vùng cấm hoạt động hàng hải đã được công bố
+ Các
bên có quyền tự do thỏa thuận để xác định mức độ lỗi và bồi thường. Nếu không
thỏa thuận được có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền.
-
Thời hiệu khởi kiện về tai nạn
đâm va là 2 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
7.
Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với khiếu nại hàng hải
-
Các khiếu nại hàng hải bị giới
hạn trách nhiệm dân sự (Điều 220): 1. Khiếu nại về chết, bị thương hoặc các
tổn hại khác về sức khoẻ con người; mất mát, hư hỏng đối với tài sản, kể cả hư
hỏng công trình cảng, vùng neo đậu, luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải,
đã xảy ra trên tàu biển hoặc có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển
hoặc hoạt động cứu hộ và những tổn thất là hậu quả phát sinh từ các hoạt động
đó. 2. Khiếu nại về tổn thất là hậu quả từ việc chậm trễ trong quá trình vận
chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý bằng đường biển. 3. Khiếu nại về những
tổn thất khác là hậu quả từ vi phạm quyền lợi ngoài hợp đồng đã xảy ra có liên
quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển hoặc hoạt động cứu hộ. 4. Khiếu nại
về việc trục vớt, di chuyển, phá bỏ hoặc làm vô hại tàu biển bị chìm đắm, phá
huỷ hoặc bị bỏ lại, kể cả các tài sản hiện còn hoặc đã từng ở trên tàu. 5.
Khiếu nại về việc di chuyển, tiêu huỷ hoặc làm cho vô hại hàng hoá vận chuyển
trên tàu biển. 6. Khiếu nại của người không phải là người chịu trách nhiệm dân
sự về những biện pháp mà người này đã thực hiện để ngăn ngừa hoặc hạn chế các
tổn thất mà người chịu trách nhiệm dân sự có quyền giới hạn trách nhiệm của
mình và những tổn thất phát sinh thêm từ việc thực hiện các biện pháp đó.
-
Các khiếu nại hàng hải không áp dụng giới hạn
trách nhiệm dân sự (Điều 221): 1. Khiếu nại về tiền công cứu hộ hoặc chi phí
đóng góp tổn thất chung. 2. Khiếu nại về thiệt hại do ô nhiễm dầu. 3. Khiếu nại
về thiệt hại do ô nhiễm phóng xạ hạt nhân. 4. Khiếu nại của những người làm
công cho chủ tàu, cho người cứu hộ mà nhiệm vụ của họ có liên quan đến hoạt
động của tàu biển hoặc đến hoạt động cứu hộ; khiếu nại của những người thừa kế
của họ, những người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng hoặc của người khác được
quyền khiếu nại tương tự, nếu theo luật điều chỉnh hợp đồng lao động giữa chủ
tàu hoặc người cứu hộ với những người này, chủ tàu hoặc người cứu hộ không được
phép giới hạn trách nhiệm dân sự đối với những khiếu nại đó hay chỉ được giới
hạn trách nhiệm dân sự ở mức cao hơn so với mức giới hạn quy định tại Điều 222
của Bộ luật này.
-
Mức giới hạn trách nhiệm dân sự (Điều 222):
Khiếu nại
|
Giới hạn trách nhiệm
|
Hành
khách chết, bị thương, tổn hại về sức khỏe
|
Không quá
46.666 đơn vị tính toán cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý,
với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 đơn vị tính toán
|
Mất mát, hư hỏng hành
lý xách tay
|
Không quá
833 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành
khách và hành lý
|
Mất mát, hư hỏng
phương tiện vận tải bao gồm tất cả hành lý chở trên phương tiện đó
|
Không quá
3.333 đơn vị tính toán cho một phương tiện trong một hợp đồng vận chuyển hành
khách và hành lý
|
Mất mát, hư hỏng hành
lý không phải là hành lý quy định ở trên
|
Không quá
1.200 đơn vị tính toán cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành
khách và hành lý
|
Chết, bị thương, tổn hại về sức khỏe cho người không phải là hành
khách
|
- 167.000 đơn vị tính toán
đối với tàu biển đến 300 GT;
- 333.000 đơn vị tính toán
đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT;
- Đối với tàu biển từ trên
500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng cho 500 GT đầu tiên,
giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 500 đơn vị tính toán cho mỗi
GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 3.000; 333 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT
thứ 3.001 đến GT thứ 30.000; 250 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ
30.001 đến GT thứ 70.000; 167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 70.001
trở lên
|
Khiếu nại khác
|
- 83.000 đơn vị tính toán đối
với tàu biển không quá 300 GT;
- 167.000 đơn vị tính toán
đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT;
- Đối với tàu biển từ trên
500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng cho 500 GT đầu tiên,
giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 167 đơn vị tính toán cho mỗi
GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 30.000; 125 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT
thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 83 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ
70.001 trở lên
|
C.
Văn bản pháp lý liên quan
-
Nghị định 30/2014/NĐ-CP điều
kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
-
Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý
tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng
biển Việt Nam;
-
Nghị định số 161/2013/NĐ-CP về
đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;
-
Thông tư 36/2013/TT-BGTVT về Quy
định đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng
hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành.