- Back to Home »
- Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành
Posted by : Unknown
Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
Click: Tải về tất cả các văn bản
Thông tin pháp luật
Bộ luật Lao động năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 thay thế Bộ luật lao động cũ (đã qua 3 lần sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013. Nhằm triển khai thực hiện Bộ luật lao động năm 2012, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động.
1. Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10. của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động. Nghị định này gồm 17 điều và chính thức có hiệu lực kể từ 01/7/2013. Theo đó Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 và Nghị định số 302/HĐBT hết hiệu lực kể từ 1/7/2013.
2. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 về hợp đồng lao động và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu.
3. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Theo Nghị định này, thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách cũng được tính là thời gian làm việc. Bên cạnh đó, thời giờ làm việc được rút ngắn ít nhất 01 tiếng đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
4. Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của về tranh chấp lao động và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Theo đó, Hòa giải viên lao động phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến quan hệ lao động, và do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm.
5. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 về tiền lương, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 và được áp dụng từ ngày 1/5/2013. Theo đó, việc xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
6. Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013.
Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
7. Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 14/03/2014 về lao động là người giúp việc gia đình. Nghị định này cũng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi với người chưa thành niên... Chẳng hạn, người giúp việc phải được nghỉ mỗi ngày ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục; mỗi năm được nghỉ 12 ngày hưởng nguyên lương nếu làm việc đủ 12 tháng.
Bên cạnh đó, người giúp việc phải báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Một số trường hợp cá biệt như ốm đau, tai nạn, không được trả lương đúng kỳ hạn thì có thể báo trước 3 ngày hoặc thậm chí không phải báo trong một số trường hợp đặc biệt.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/05/2014 và không áp dụng đối với người giúp việc gia đình làm việc ở nước ngoài.