STT
Câu hỏi
Trả lời
Căn cứ
1. 
Có thể bắt giữ một tàu trong vụ đâm va để thực hiện một biện pháp bảo đảm cho một thiệt hại đâm va không?
Điều 37.5, 41.1, 11.5 BLHH 2005
2. 
Tòa án có áp dụng nguyên tắc bắt tàu cùng chủ sở hữu nhằm mục đích đạt được biện pháp bảo đảm cho một thiệt hại đâm va không?
42.2 BLHH 2005
3. 
Tòa án có thẩm quyền giải quyết nội dung của một tranh chấp trên cơ sở lệnh bắt giữ tàu cùng chủ sở hữu không?
Không. Thẩm quyền của giải quyết nội dung vụ việc của Tòa án VN không đồng nghĩa với thẩm quyền bắt giữ con tàu đó.
Điều 33,34,35,36,410 BLTTDS 2004
4. 
Công ước quốc tế về trách nhiệm đâm va 1910 có được áp dụng không? Có công ước hay luật áp dụng nào khác có thể tác động đến việc áp dụng giới hạn trách nhiệm không?
Không. Công ước không được áp dụng
Chỉ duy nhất BLHH là văn bản được áp dụng quy định về giới hạn trách nhiệm.

5. 
Tòa án có thể áp dụng quyền tài phán đối với các bên nếu họ không đạt được thỏa thuận trong việc thương lượng 1 biện pháp bảo đảm khác không?
Điều 44.2 BLHH 2005
6. 
Tòa án có chấp thuận những điều khoản “bảo lưu quyền” trong các thư từ giao dịch không?
Không

7. 
Thông thường hoặc có khả năng dẫn đến một trách nhiệm hình sự liên quan đến đâm va không? Nếu có, trong trường hợp nào thì trách nhiệm đó được nêu ra và truy cứu chủ thể nào?
-Không thường xuyên nhưng vẫn có khả năng xảy ra
-Trách nhiệm hình sự có thể bị truy cứu trong trường hợp có thiệt mạng, thương vong nghiêm trọng đến con người, thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản
Điều 223 BLHS 1999

8. 
Có bất cứ luật quy định nào điều chỉnh viêc sử dụng các phương tiện ở cảng mà có thể áp đặt nghĩa vụ tuyệt đối cho thiệt hại đối với phương tiện ở cảng, với bất cứ nguyên nhân nào?
Không

9. 
Những lời biện hộ như “trường hợp bất khả kháng” hoặc “lỗi duy nhất của bên thứ ba” có được Tòa án chấp thuận hay không?
Điều 209 BLHH 2005
10.        
Liệu những khiếu nại của chủ tàu về những thiệt hại không trực tiếp đối với tổn thất có được chấp nhận theo luật địa phương không? (ví dụ như các khiếu nại của chủ tàu khi trong việc chờ vào cảng hoặc thời gian chết từ chủ cảng)
Có thể, cơ hội thành công phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của vụ việc.
Điều 307 Luật dân sự 2005
11.        
Việc chủ sở hữu tàu tự đứng ra sửa tàu có đồng nghĩa với việc thừa nhận trách nhiệm (đối với bất cứ thiệt hại nào của con tàu) hay không?
Không

12.        
Người chủ sở hữu có phải chịu trách nhiệm thay cho lỗi của thuyền viên đối với nhà thầu – người thực hiện việc sửa chữa không?

13.        
Công ước về bắt giữ tàu biển 1952 có được áp dụng không?
Không. Nhưng rất nhiều quy định của công ước được thể hiện trong luật Việt Nam

14.        
Khái niệm “bắt giữ tàu biển cùng chủ sở hữu” có được chấp thuận không?
Điều 42 BLHH 2005
15.        
Khái niệm “bắt giữ tàu biển có quan hệ về quản lý” có được chấp thuận không?
Không

16.        
Có thể bắt giữ tàu để tiến hành thực hiện biện pháp bảo đảm trước khi xét xử được không?
Điều 42 BLHH; 27,56 PL thủ tục bắt giữ tàu biển 05/2008
17.        
Có phải biện pháp bảo đảm tài chính phụ thuộc vào bên bắt giữ tàu?
Điều 43 BLHH 2005
18.        
Trước khi áp dụng biện pháp bắt giữ, cần phải có một hợp đồng ủy quyền?
Đúng

19.        
Nếu bên thuê tàu định hạn chưa thanh toán nhiên liệu, thì bên thực tế hay bên cung cấp theo hợp đồng có thể bắt giữ phương tiện để thay thế cho khoản nhiên liệu chưa được trả đó hay không?
Không
Điều 42.1 BLHH 2005
20.        
Có thể bắt giữ một phương tiện cho một khoản nợ chưa thanh toán của bên thuê tàu không? (vd : chi phí lai dắt, phí hoa tiêu…)
Điều 37,41 BLHH 2005
21.        
Tòa án có chấp nhận một (Club LOU) để thả một tàu đang bị bắt giữ
Không. Trừ khi Club được công nhận bởi Bộ trưởng bộ tài chính. Danh sách được công nhận chỉ có 29 công ty bảo hiểm.
Điều 22.1b Pháp lệnh bắt giữ tàu biển 05/2008
22.        
Có thể có thiệt hại xảy ra nếu bắt giữ sai không?
Điều 43.2 BLHH 2005
23.        
Trong trường hợp khiếu nại đối với việc bắt giữ không đúng, có cần thiết phải chỉ ra việc khiếu nại là không đúng một phần không?
Không

24.        
Dầu của người thuê tàu trên tàu của bên thứ ba có bị bắt giữ hoặc hút lên để bảo đảm hoặc thực thi một khiếu nại chống lại người thuê tàu không?
Không

25.        
Bên bắt giữ tàu có phải cung cấp một biện pháp bảo đảm tài chính không?
Điều 43 BLHH 2005
26.        
Bên bắt giữ tàu có phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên chủ tàu đối với bất cứ sự chậm trễ nào của con tàu đó bởi hậu quả của việc dầu của người thuê tàu đang bị bắt giữ không?
Việc bắt giữ dầu không được quy định trong pháp luật Việt Nam

27.        
Nếu bên thuê tàu không cung cấp được biện pháp bảo đảm, bên bắt giữ tàu có quyền lấy dầu của tàu bị bắt giữ hay không?
Việc bắt giữ dầu không được quy định trong pháp luật Việt Nam

28.        
Nếu buộc phải rút dầu khỏi tàu thì bên bắt giữ có phải viện dẫn chứng cứ khước từ bất cứ nghĩa vụ về môi trường trong tương lai không?
Việc bắt giữ dầu không được quy định trong pháp luật Việt Nam

29.        
Các công ước Hague, Hague/Visby hoặc Hamburg có được áp dụng không?
Không. Tuy nhiên, BLHH Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều của tất cả các công ước trên

30.        
Đơn vị tương đương với đô la Mỹ áp dụng để tính giới hạn trách nhiệm là gì?
SDR
Điều 222 BLHH 2005
31.        
Cả chủ sở hữu và người thuê tàu có thể bị kiện theo một vận đơn không? (đối với vận đơn của người thuê tàu hay vận đơn chủ tàu)
Không

32.        
Thời hiệu khởi kiện vụ án ?
Thông thường thời hiệu là 2 năm, trừ một số vụ việc có thời hiệu ngắn hơn.
Điều 97, 118 BLHH 2005
33.        
Có một tỷ lệ cho phép đối với sự “thiếu hụt” của hàng rời?
Có, do đặc tính riêng của hàng hóa.
Điều 85.2 BLHH 2005
34.        
Tòa án có xem xét việc chở hàng hóa trên boong là trái pháp luật vận chuyển hàng hóa: -(a) Nếu có một thỏa thuận về việc đó đã được ghi cụ thể ở mặt trước tờ vận đơn? -(b) Nếu có một điều khoản độc lập ở mặt sau tờ vận đơn
(a)Không, việc chất hàng này là hợp lệ.
(b)Việc chở hàng hóa trên boong phải được chỉ rõ mới hợp lệ.
Điều 76 BLHH 2005
35.        
Thỏa thuận về chở hàng theo FIOS trên vận đơn có nghĩa là người nhận hàng phải chịu trách nhiệm đối với lỗi của công nhận bốc vác không?

36.        
Trong trường hợp mặt trước của vận đơn có điều khoản dẫn chiếu đến việc  giải quyết hợp đồng thuê tàu bằng trọng tài/lựa chọn tòa án/luật áp dụng, thì
(a)Liệu Tòa án có công nhận và thi hành theo điều khoản đó không ngay cả khi người nhận/ người khiếu nại không phải là một bên của hợp đồng hoặc chưa nhìn thấy hợp đồng này.
(b)Để có một dẫn chiếu hợp lệ thì vận đơn có cần phải ghi rõ ngày của hợp đồng thuê tàu không hay chỉ cần tham chiếu để dẫn chiếu đến những điều khoản của hợp đồng thuê tàu ở mặt sau của vận đơn bằng những điều khoản mẫu là đủ?
(c)Một tham chiếu thông thường dẫn chiếu đến những quy định của hợp đồng thuê tàu có đủ để dẫn chiếu đến trọng tài/tòa án/ luật áp dụng không?
(a)Có
(b)Có. Việc tham chiếu để dẫn chiếu đến những điều khoản của hợp đồng thuê tàu ở mặt sau của vận đơn bằng những điều khoản mẫu là đủ.
c)Có
Điều 4.2 BLHH 2005
37.        
Tòa án có công nhận các điều khoản trong vận đơn như “sự mô tả hàng hóa bằng lời nói của chủ hàng”, “sự mô tả hàng hóa của người chuyên chở”, “trọng lượng, chất lượng, số lượng, trạng thái…” như một bằng chứng về số lượng hàng hóa trên thực tế đã vận chuyển cho bên khiếu nại?
Điều 79 BLHH 2005
38.        
Liệu những khiếu nại của chủ tàu về những thiệt hại không trực tiếp đối với tổn thất có được chấp nhận theo luật địa phương không? (ví dụ như các khiếu nại từ chủ sở hữu về những biến dạng, hư hỏng của hàng hóa do thời gian chết chờ nhận hàng hóa.)
Điều này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể ở mỗi vụ việc. Về nguyên tắc, những mất mát như mất mát về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc phục hồi thiệt hại, và những mất mát trên thực tế hoặc giảm bớt thu nhập có thể được công nhận là những thiệt hại có thể bù đắp được.
Điều 307 BLDS 2005
39.        
Những khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại chống lại người bốc vác về thiệt hại đối với hàng hóa có được chấp nhận không?
Có.
Điều 77 BLHH 2005
40.        
Một thanh tra của Liên đoàn ITF có quyền khám xét tàu trong trường hợp nào?
Không

41.        
Tàu có thể là đối tượng của hành vi tẩy chay không?
Không
Điều 176 BL lao động 1994 (đã sữa đổi, bổ sung 2007)
42.        
Hành vi tẩy chay có hợp pháp?
Không
Điều 176 BL lao động 1994 (đã sữa đổi, bổ sung 2007)
43.        
Một lệnh của tòa án có được sử dụng để ngăn chặn hành vi tẩy chay trái pháp luật không?
Điều 175, 176 BL lao động1994 (đã sữa đổi, bổ sung 2007)
44.        
Việc rời đi của một tàu biển khi đang chịu hành vi tẩy chay có phải chịu bất cứ hình phạt (tiền phạt) nào không?
Không

45.        
Chủ tàu có thể khiếu nại yêu cầu bồi thường đối với hành vi trái pháp luật của Liên đoàn ITF hay không?
Không

46.        
Thời hiệu để khiếu nại một hợp đồng?
Phụ thuộc vào hình thức hợp đồng (thông thường là 2 năm)

47.        
Thời hiệu khiếu nại đối với “lỗi”?
1 năm theo Bộ luật Hàng hải 2005.
97 BLHH
48.        
Thời hiệu xem xét vụ kiện nhằm thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài?
-       Yêu cầu công nhận và cho thi hàng phán quyết là 1 năm kể từ ngày phán quyết của trọng tài nước ngoài được ban hành (159.4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011)
-  Thời hiệu yêu cầu ra quyết định thi hành án phán quyết của trọng tài nước ngoài là 5 năm kể từ ngày phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật (Điều 30.1 Luật thi hành án dân sự)
159.3b Bộ luật TTDS (sửa đổi, bổ sung 2011)
Điều 30.1 Luật thi hành án dân sự
49.        
Hiệp ước NewYork 1958 về công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài có được áp dụng không?

50.        
Tòa án có công nhận bản chất đặc quyền của “điều khoản bảo lưu quyền” trong thư từ trao đổi giữa hai bên không?
Không

51.        
Biện pháp cầm giữ đối với hàng hóa có thể được áp dụng hay không?
Điều 84.2 BLHH 2005, Nghị định 46/2006
52.        
Có cần thiết phải nộp đơn lên Tòa án trong trường hợp sử dụng đến biện pháp cầm giữ đối với hàng hóa hay không?
Không cần thiết.
Điều 84, 94, 122 BLHH, Nghị định 46/2006
53.        
Các chủ sở hữu có được phép đưa ra bảo đảm đối trọng cho khiếu nại của họ không?
Không

54.        
Quyền áp dụng biện pháp cầm giữ có phụ thuộc vào loại hàng hóa hay không?
Không
Điều 84, 94, BLHH 2005, Nghị định 46/2006
55.        
Có được áp dụng biện pháp cầm giữ trong khi hàng hóa vẫn ở trên boong tàu hay không?

56.        
Một hàng hóa đồng bộ có bị áp dụng biện pháp cầm giữ không nếu khiếu nại chỉ tương ứng với một phần giá trị của hàng hóa đó?
Không

57.        
Việc cầm giữ có thể được áp dụng khi phương tiện cập cảng mà chưa đi khỏi cảng không?

58.        
Nếu việc cầm giữ được áp dụng và hàng hóa được đưa lên bờ vào kho lưu giữ hàng, bên bảo lãnh chịu trách nhiểm phí lưu kho hay phí đó sẽ được thanh toán từ việc bán hàng hóa được đem bảo lãnh?
Phí lưu kho sẽ được thanh toán từ việc bán hàng hóa được đem bảo lãnh.
Điều 94 BLHH 2005;
Nghị định 46/2006
59.        
Quyền thực hiện quyền cầm giữ hàng hóa có bị mất không khi hàng hóa đã được dỡ (ví dụ nếu hàng hóa được dỡ vào kho hàng của hải quan)?
Không

60.        
Người thuê tàu định hạn – không phải người chuyên chở trong vận đơn có thể cầm giữ hàng hóa cho khoản nợ của người thuê tàu phụ không? (giả định rằng có ghi trong hợp đồng thuê tàu giữa người thuê tàu và người thuê tàu phụ của anh ta)

61.        
Thời hiệu để khởi kiện đối với một khiếu nại tổn thất về con người?
2 đến 3 năm
Điều 211 BLHH 2005
62.        
Công ước Athens về hàng hóa và hành lý của hành khách có được áp dụng không?
Không

63.        
Tòa án có công nhận bất kỳ một giới hạn về thiệt hại theo hợp đồng không?
Có, nhưng phải căn cứ vào mức quy định tại Điều 132.5 BLHH Việt Nam
Điều 132.5 BLHH 2005
64.        
Có bất cứ sự giới hạn nào đối với loại thiệt hại có thể khắc phục (ví dụ, mất mát tinh thần hoặc thiệt hại gián tiếp có thể khắc phục được không?)
Có, danh sách những tổn hại về cá nhân có thể khắc phục được quy định tại Điều 609; 610 BLDS. Theo đó, mất mát về tinh thần có thể được khắc phục.
Điều 609; 610 BLDS 2005
65.        
Tòa án có công nhận như sự ràng buộc:
a)Giấy biên nhận, giấy nhượng, sự từ bỏ quyền.
b)Bảo đảm bồi thường, thư miễn trách nhiệm
c)Các điều khoản lựa chọn tòa án trong hợp đồng lao động
a)Có
b)Có
c)Sự tự do ý chí của các bên để lự chọn tòa án giải quyết  khả năng tranh chấp giới hạn bởi quy định các điều 35, 36, 410 của BLDS. Sự lựa chọn thủ tục giải quyết bằng trọng tài không được áp dụng.

66.        
Có thể bắt xuống hoặc cho hồi hương một người lậu vé không?
Điều 129.3 BLHH 2005
67.        
Một tòa án có đảm nhận thẩm quyền giải quyết cho dù khiếu nại được đưa ra bởi thuyền bộ nước ngoài chống lại 1 tàu biển không?
Điều 37, 42 BLHH 2005
68.        
Cơ quan thẩm quyền có phạt việc trốn thoát của người đi lậu vé hoặc sự bỏ trốn của thủy thủ trên tàu không? Nếu có thì ở mức độ nào?
Không. Xử phạt hành chính không áp dụng trong những trường hợp này. Tuy nhiên, người đi lậu vé phải trả cho người chuyên chở khoản tiền bằng tiền vé. Thủy thủ bỏ trốn sẽ chịu mức phạt theo hợp đồng lao đồng giữa anh ta và chủ sử dụng lao động và theo quy định của luật lao động.
Điều 129 BLHH 2005; BL Lao động 1994 (đã sữa đổi, bổ sung)