- Back to Home »
- Nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh
Posted by : Unknown
Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014
Quan điểm cơ bản của Ðảng ta ngày càng được nhận thức rõ hơn là: Chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Ðảng và của cách mạng Việt Nam.
Quan điểm này được khẳng định qua nhiều kỳ Ðại hội của Ðảng, đặc biệt là Ðại hội VII (6-1991), Ðại hội IX (4-2001) và gần đây là Chỉ thị 23 của Ban Bí thư Trung ương "Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới" (ngày 27-3-2003).
Có nhiều cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh theo các mảng về tư tưởng chính trị, triết học, kinh tế, văn hóa... Có những công trình tập trung làm rõ Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, v.v. Dù tiếp cận cách nào, cũng phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cách mạng và khoa học. Vì vậy nghiên cứu tư tưởng của Người với tinh thần và thái độ khoa học. Theo chúng tôi để nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh cần làm rõ:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chỉnh thể. Chỉnh thể tư tưởng Hồ Chí Minh tạo ra một hệ giá trị với một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nói theo tinh thần nhiều nhà khoa học và chính khách trên thế giới thì tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu như một học thuyết, bao gồm một hệ thống những luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát vọng của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Những quan điểm, quan niệm của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực phản ánh sự nhất quán, xuyên suốt từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng XHCN, với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm này được khẳng định qua nhiều kỳ Ðại hội của Ðảng, đặc biệt là Ðại hội VII (6-1991), Ðại hội IX (4-2001) và gần đây là Chỉ thị 23 của Ban Bí thư Trung ương "Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới" (ngày 27-3-2003).
Có nhiều cách tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh theo các mảng về tư tưởng chính trị, triết học, kinh tế, văn hóa... Có những công trình tập trung làm rõ Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, v.v. Dù tiếp cận cách nào, cũng phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cách mạng và khoa học. Vì vậy nghiên cứu tư tưởng của Người với tinh thần và thái độ khoa học. Theo chúng tôi để nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh cần làm rõ:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chỉnh thể. Chỉnh thể tư tưởng Hồ Chí Minh tạo ra một hệ giá trị với một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nói theo tinh thần nhiều nhà khoa học và chính khách trên thế giới thì tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu như một học thuyết, bao gồm một hệ thống những luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát vọng của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Những quan điểm, quan niệm của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực phản ánh sự nhất quán, xuyên suốt từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng XHCN, với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx - Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Từ những năm hai mươi đến tận cuối đời, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh chủ nghĩa Marx - Lenin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất; là cái cẩm nang thần kỳ; là mặt trời soi sáng con đường cách mạng của các dân tộc; là vũ khí tư tưởng không thể gì thay thế được... Người khẳng định chúng ta giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, trong đó cần phải nhấn mạnh là "do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tế Việt Nam" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, T12, Tr 476).
Dân tộc Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chủ nghĩa yêu nước là một động lực lớn; là tinh thần đoàn kết, tự tôn dân tộc, lòng nhân ái khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo... Việt Nam dưới thời Pháp thống trị là một thuộc địa nửa phong kiến, trong đó mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu. Hồ Chí Minh chỉ rõ, thuộc địa không phải như nhiều người tưởng, đó chẳng qua "chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh và mấy người khác mầu da". Ngược lại, "đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Ðông Dương giấu một cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến". Theo Người, "nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở thuộc địa hơn là ở chính quốc" (Sđd, t1, tr 274).
Nhận thức về vấn đề thuộc địa như vậy là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh. Trong điều kiện đó, Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa Marx - Lenin, không phải đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên trước, mà là giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Người đã phát triển nhận thức từ chỗ làm cách mạng tư sản dân quyền (1930), cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: Phản đế và điền địa, đến chỗ cuộc cách mạng tập trung giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng" (1941). Nghị quyết Trung ương VIII (5-1941) do Người chủ trì khẳng định: "Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc" (Văn kiện Ðảng toàn tập, t7, Nxb CTQG, 2000, tr119).
Xuất phát từ thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có khả năng chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và tác động trở lại cách mạng chính quốc. Như vậy, nhận thức và cách giải quyết của Hồ Chí Minh góp phần bổ sung làm phong phú lý luận Marx - Lenin về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Hồ Chí Minh còn có nhiều vận dụng sáng tạo khác như việc thành lập Ðảng Cộng sản ở nước thuộc địa; đại đoàn kết tất cả mọi công dân nước Việt trên cơ sở lực lượng nền tảng là công, nông; dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện các nước vốn là thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa học-kỹ thuật kém phát triển, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh xác định rõ phải phát huy nội lực, "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" (cả trong sự nghiệp giành độc lập và xây dựng CNXH), đồng thời tranh thủ ngoại lực và kết hợp cả hai loại sức mạnh đó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đầy những sự tích kỳ diệu trong cuộc trường kỳ chống thiên tai, địch họa. Trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, dân tộc Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc để thắng hung tàn, đề cao bổn phận đối với Tổ quốc; trọng dân, đề cao dân, khoan dung, hòa hợp. Ðó cũng là triết lý phương Ðông mà Hồ Chí Minh đã từng nhắc tới: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Tư tưởng "cầu đồng tồn dị" (tìm nét chung để hạn chế cái khác biệt) là một nét đẹp của văn hóa phương Ðông mà có lúc Hồ Chí Minh đã nhắc nhở đồng bào theo tinh thần đó:
"Dân ta xin nhớ chữ đồng
Ðồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"
Hồ Chí Minh đã chắt lọc từ văn hóa dân tộc, phương Ðông và phương Tây khát vọng hòa bình của con người, xây đắp một nền văn hóa hòa bình: Người hiện thân cho lý tưởng chung của nhân loại: Ðộc lập, tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc.
Phương pháp Hồ Chí Minh. Với tư cách là chủ thể, Hồ Chí Minh không những là một nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài, nhà tổ chức vĩ đại mà ở Người còn nhuần nhuyễn về phương pháp, đặc biệt là phương pháp cách mạng. Về lĩnh vực này, thế giới coi Người là bậc thầy. Phương pháp Hồ Chí Minh không chỉ là một khoa học, mà còn là một nghệ thuật. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng và phương pháp hòa quyện vào nhau. Từ phương pháp luận, Hồ Chí Minh có những phương pháp hành động cụ thể đạt hiệu quả cao trong mọi tình huống. Phương pháp Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống và thực tiễn Việt Nam dưới ánh sáng chủ nghĩa Marx - Lenin; từ cái tâm, cái đức, trí tuệ, bản lĩnh và niềm tin vào nhân dân, vào thắng lợi của cách mạng không gì lay chuyển được của Người. Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, luôn kết hợp một cách tài tình lý luận với thực tiễn trên tinh thần "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Do đó Người có khả năng lôi cuốn, quy tụ mọi người Việt Nam, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Người giải quyết thành công mối quan hệ thời - thế - lực; thiên thời - địa lợi - nhân hòa...
Hồ Chí Minh nổi bật là một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Chất "anh hùng" và chất "văn hóa" luôn hòa quyện, thống nhất với nhau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với đường lối đúng đắn của Ðảng là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua, là tài sản tinh thần vô giá tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Mi-ghen Ðê-xtê-pha-nô, giáo sư, cố vấn Viện nghiên cứu Á châu (Cuba) đã viết: "Người không phải là một kỷ niệm của quá khứ. Người là một con người kỳ diệu cho tất cả mọi thời đại. Tất cả những người Cuba, tất cả những người có lương tri trên thế giới nhìn thấy ở Nguyễn Ái Quốc - "Người yêu nước", ở Hồ Chí Minh - "Người chiếu sáng", ở Bác Hồ "Vị Chủ tịch kính yêu".
Trong công cuộc đổi mới, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phát huy trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, đổi mới, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm theo nguyên tắc "Dĩ bất biến ứng vạn biến" với ý thức phục vụ nhân dân cao nhất. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh cũng chính là triết lý phát triển Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển.