- Back to Home »
- Bài tập An sinh xã hội »
- A nh C là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Anh còn bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh con bị dị tật. Năm 1995, anh vào làm bảo vệ cho công ty X. Năm 2008, vết thương chiến tranh tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 02 tháng.
A nh C là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Anh còn bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh con bị dị tật. Năm 1995, anh vào làm bảo vệ cho công ty X. Năm 2008, vết thương chiến tranh tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 02 tháng.
Posted by : Unknown
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
A
|
nh C là thương binh bị suy giảm 45% khả
năng lao động. Anh còn bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh con bị dị tật.
Năm 1995, anh vào làm bảo vệ cho công ty
X. Năm 2008, vết thương chiến tranh tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 02
tháng.
Sau khi ra viện
anh được xác định suy giảm 56% khả năng lao động. Do sức khoẻ yếu nên năm 2012
anh làm đơn xin nghỉ việc (lúc này anh đã 57 tuổi, thời gian công tác trong lực
lượng vũ trang có tham gia bảo hiểm xã hội là 5 năm).
Hỏi:
a.
Anh C được hưởng những quyền lợi an sinh xã hội
nào?
b.
Giải quyết chế độ hưu trí cho anh C.
To : Ông Nguyễn Văn C (email: thuongbinh82@gmail.com);
From : Công ty TNHH Luật Tùng Anh (Antu Law Co-
Ltd);
Re :
Yêu cầu tư vấn (03/09/2013);
Kính gửi ông Nguyễn Văn C,
L
|
ời đầu tiên, thay mặt công ty Luật Tùng Anh,
chúng tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến ông và tất cả các thành
viên trong gia đình. Chúc ông và gia đình gặp nhiều may mắn cũng như hạnh phúc
trong cuộc sống.
Thứ bảy tuần trước, ông có đến trụ sở của chúng tôi để xin ý kiến tư vấn pháp lý về những quyền lợi an sinh xã hội cũng như chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà ông được hưởng. Chúng tôi đã lập lịch hẹn với ông vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, do có việc bận gia đình mà ông không thể đến được và đã gửi thư điện tử yêu cầu chúng tôi trình bày bằng văn bản để trả lời ông.
Thứ bảy tuần trước, ông có đến trụ sở của chúng tôi để xin ý kiến tư vấn pháp lý về những quyền lợi an sinh xã hội cũng như chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà ông được hưởng. Chúng tôi đã lập lịch hẹn với ông vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, do có việc bận gia đình mà ông không thể đến được và đã gửi thư điện tử yêu cầu chúng tôi trình bày bằng văn bản để trả lời ông.
Theo như hồ sơ
mà ông cung cấp cho chúng tôi vào thứ ba tuần trước, thì ông là ông là thương
binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Hơn nữa, ông còn bị nhiễm chất độc màu
da cam nên sinh con bị dị tật.
Năm 1995, ông vào làm bảo vệ cho công ty X. Năm 2008, do vết
thương chiến tranh tái phát nên ông phải vào viện điều trị mất 02 tháng. Sau
khi xuất viện, ông được xác định suy giảm 56% khả năng lao động. Do sức khoẻ
yếu cũng như đã 57 tuổi nên năm 2012 ông đã làm đơn xin nghỉ việc. Được biết
thêm, ông có thời gian công tác trong lực lượng vũ trang và đã tham gia 5 năm
bảo hiểm xã hội.
Trong bức thư hồi đáp này, chúng tôi sẽ tư vấn để giải đáp những
thắc mắc về quyền lợi an sinh xã hội cũng như chế độ hưu trí theo quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội mà ông được hưởng.
1.
Những quyền lợi an sinh xã
hội mà ông được hưởng
Theo các số liệu mà hồ sơ
đưa ra, chúng tôi khẳng định rằng, ông sẽ được hưởng những quyền lợi an sinh xã hội về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Ưu đãi xã hội.
Cụ thể như sau:
1.1. Về bảo hiểm xã hội
C
|
ó thể thấy rằng, năm 1995, ông vào làm bảo vệ cho công
ty X. Đến năm 2008, trong quá trình làm việc, vết thương chiến tranh tái phát,
ông phải vào viện điều trị mất 02 tháng. Sau khi ra viện ông được xác định suy
giảm 56% khả năng lao động.
Thứ nhất, về chế độ hưởng
Trong hồ sơ mà ông gửi chúng tôi, thì ông là bảo vệ cho công ty X từ năm 1995 đến năm 2012; vì vậy, chúng tôi có thể hiểu ông
là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Do nguyên nhân vết thương
chiến tranh cũ tái phát đã khiến ông phải điều trị 02 tháng trong viện. Trường
hợp này, ông sẽ được hưởng trợ cấp đối với chế độ ốm đau theo
quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 và Điều 22 Luật Bảo xã hội năm 2006. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, ông cũng phải xuất
trình được giấy xác nhận của cơ quan y tế về 02 tháng điều trị này.
Thứ
hai, về mức tiền lương được hưởng trong 02 tháng nằm
điều trị
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau được quy định tại Điều 23
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP. Theo đó, thời gian tối đa hưởng chế độ
ốm đau trong một năm đối với người lao động được tính theo ngày làm việc không
kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2006 quy định: “Làm việc
trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã
hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba
mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên”;
Ông đi làm từ năm 1995 đến năm 2008 thì vết thương tái
phát, tức là ông đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 13 năm, cộng thêm 05 năm tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng vũ trang. Tổng cộng tính đến năm 2008, ông đã tham gia bảo hiểm xã hội được 18 năm. Hơn nữa, ông chỉ làm
việc trong điều kiện bình thường, không phải công việc độc hại, nặng nhọc hay
trợ cấp khu vực từ 0,7 trở lên. Do đó, đối chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 23
Luật này thì ông chỉ được nghỉ tối đa là 40 ngày, không bao gồm ngày nghỉ lễ và
nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau được quy định
cụ thể tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Theo đó:
“Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản
2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền
công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”;
Ngoài ra, ông còn được
hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau từ 05- 10 ngày, tuỳ
thuộc vào tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, ông cũng phải
xin phép lãnh đạo công ty X và phải được sự chấp thuận từ phía công ty để quyết
định số lượng ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho ông. Theo khoản 2 Điều
26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: “Mức
hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung”.
Mức lương tối thiểu
chung năm 2008 là 540.000 đồng/tháng (Điều 1 Nghị định số 166/2007/NĐ-CP).
1.2. Về chế độ bảo hiểm y tế
K
|
hoản 1 và khoản 9 Điều 12 Luật Bảo y tế
năm 2008 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế như sau:
“1. Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ
3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động;
…
9.
Người có công với cách mạng”.
Theo hồ sơ, ông là
người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 2 Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, ông cũng là thương binh, được coi là người có công với cách
mạng nên ông là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Khi bị ốm đau phải nằm viện 02 tháng
anh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh với tư cách là người có công với cách mạng theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (Điểm
a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, ông cũng
cần phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trong trường hợp bị mất, rách thì cần
tiến hành làm lại.
1.3. Về chế độ ưu đãi xã hội
T
|
heo hồ sơ, ông là thương binh bị suy giảm 45% khả năng lao động. Hơn nữa,
ông còn bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh con bị dị tật. Do đó, ông thuộc
đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội theo quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005:
“e)
Thương binh;
...
h)
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học”;
Xét thấy, ông vừa thuộc đối tượng thương binh vừa
thuộc đối tượng tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam; vì vậy, ông sẽ được
hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Khoản 1
Điều 7 Pháp
lệnh này: “Người thuộc hai
đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối
với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng,
trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 5 Điều 33 của Pháp
lệnh này.”
Các chế độ ưu đãi xã hội mà ông được
hưởng sẽ bao gồm chế độ ưu đãi đối với thương binh (Điều 20) và chế độ ưu đãi
đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Điều 26), cụ thể
như sau:
1) Ông sẽ được trợ cấp hàng tháng, phụ cấp
hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh
(trợ cấp, phụ cấp theo chế độ thương binh) và mức độ nhiễm chất độc màu da cam;
2) Ông cũng được nhận trợ cấp hàng tháng căn cứ
vào mức độ suy giảm khả năng lao động do chiến đấu gây ra là 45%.
Thời điểm hưởng
|
Căn cứ pháp lý
|
Mức hưởng
|
01/01/2008
|
Nghị định 07/2008/NĐ-CP
|
814.800
đồng
|
01/10/2008
|
Nghị định
105/2008/NĐ-CP
|
939.000
đồng
|
01/05/2009
|
Nghị định 38/2009/NĐ-CP
|
990.000
đồng
|
20/05/2010
|
Nghị định 35/2010/NĐ-CP
|
1.112.000
đồng
|
15/08/2011
|
Nghị định 52/2011/NĐ-CP
|
1.264.000
đồng
|
15/07/2012
|
Nghị định 47/2012/NĐ-CP
|
1.601.000
đồng
|
3) Được ưu đãi khi tham gia bảo hiểm
y tế (như đã nêu ở phần 1.2.), điều
dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp,
dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật và khả năng của Nhà nước;
4) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt
nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn
nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện
nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của ông, khả năng của Nhà nước và địa phương.
Bên cạnh những chế độ ưu đãi dành cho những người có
công với cách mạng pháp luật cũng quy định cụ thể những chế độ ưu đãi cho con
em của những đối tượng này nhằm giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn. Trong trường hợp của ông, ngoài việc ông được hưởng các chế độ ưu đãi nêu trên, con của ông sinh ra
bị dị tật cũng được được hưởng các chế độ theo Điều 27 Pháp lệnh này:
1) Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức
độ suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt;
2) Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện
trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng bệnh tật;
3) Ưu tiên trong tuyển sinh và tạo
việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, Nhà nước và xã hội
còn quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của những người có công với cách
mạng như ông. Những ngày lễ tết, ngày 27-7 hàng năm, chính quyền địa phương và nhân dân sẽ đến
thăm hỏi, động viên và quan tâm đến cuộc sống của ông.
C
|
ũng lưu ý với ông rằng, kể
từ ngày 01/09/2012, chế độ ưu đãi xã hội của ông sẽ thay đổi do Pháp lệnh sửa
đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã có
hiệu lực. Theo Điều 3 Pháp lệnh sửa đổi này thì:
“2. Thời điểm thực hiện quy định về các chế
độ ưu đãi bổ sung đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy
định của Pháp lệnh này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, trừ các
trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
3. Trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động
cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; trợ cấp người phục vụ
đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên được thực hiện từ ngày 01
tháng 9 năm 2012.
4. Chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện như sau:
a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học được công nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012, hưởng trợ cấp hàng tháng
theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ
hiện hưởng.
Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy
giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31 tháng
12 năm 2012 và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao
động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Trường hợp người đã được chuyển sang hưởng trợ
cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% mà có yêu cầu thì có
thể được giám định lại và được hưởng trợ cấp tương ứng với mức độ suy giảm khả
năng lao động theo kết quả giám định;
b) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưởng chế độ trợ cấp
theo quy định của Pháp lệnh này”;
Như
vậy, ông cũng cần theo dõi tình hình thay đổi chính sách pháp luật để biết được
ông sẽ được hưởng những ưu đãi xã hội nào để đảm bảo quyền lợi cho mình.
2. Giải quyết chế độ hưu trí cho ông
T
|
hứ nhất, ông làm bảo vệ cho công ty X từ năm 1995. Năm 2012, ông làm đơn xin nghỉ
việc. Như vậy, ông đã đóng bảo hiểm xã hội là 17 năm (từ năm 1995 đến năm
2012). Mặt khác, ông có thời gian công tác trong lực lượng vũ trang tham gia
bảo hiểm xã hội là 05 năm.
Như vậy, tổng số năm ông tham gia bảo hiểm xã hội là 22 năm. Do đó, ông đã
đủ điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm xã hội;
Thứ hai, công việc bảo vệ của ông không phải là công
việc nặng nhọc hay độc hại được liệt kê trong Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội ban hành, cũng không được hưởng phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
Tuy nhiên, ông xin nghỉ việc vào năm 57 tuổi. Lúc
này, ông chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội
năm 2006 (đối với nam là 60 năm) và công
việc của ông là bảo vệ (không mang tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm); hơn nữa, mức suy giảm của ông là 56%, dưới mức 61% theo quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, nên ông chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu
hàng tháng.
Ngoài ra, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về Bảo hiểm xã
hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo đó:
“Người lao động quy định tại các
điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một
lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo
quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm
xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không
tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà
chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư”
Như vậy, ông cũng không thuộc các
trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần lần vì tại thời điểm xin nghỉ hưu, ông đã đủ thời gian đong bảo hiểm bắt
buộc, không đủ 60 tuổi và suy giảm khả năng lao động dưới 61%. Hơn nữa, ông cũng không có ý định ra nước ngoài định cư.
Vì vậy, chỉ có hai cách để bảo vệ quyền
lợi cho ông:
Một là, ông bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã
hội 2006. Khi nghỉ việc tại công ty X, ông có thể tiếp tục tham gia đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện để đợi hưởng lương hưu hằng tháng. Lúc đó, ba năm ông đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện này được cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm để
hưởng lương hưu theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Hai là, ông không tham gia đóng bảo hiểm nữa mà chờ lương hưu, đợi thêm ba năm
khi đủ tuổi nghỉ hưu thì làm sổ hưu và yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội giải
quyết chế độ hưu trí cho mình.
Sau khi phân tích hồ sơ của ông với các cơ sở pháp lý như trên,
chúng tôi khẳng định rằng:
1)
Ông sẽ được
hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc trong 40 ngày (không bao gồm ngày nghỉ lễ
và nghỉ hàng tuần);
2)
Ông được bảo
hiểm y tế chi trả 100% chi phí điều trị trong 02 tháng nằm viện;
3)
Ông được hưởng
03 chế độ ưu đãi xã hội, trong đó, có ưu đãi với thương binh, người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của ông bị nhiễm chất độc hóa
học, sinh ra
bị dị tật cũng được được hưởng các chế độ ưu đãi;
4)
Ông có thể xin
về hưu sớm nhưng không được nhận tiền lương hưu khi mới 57 tuổi. Ông có thể,
hoặc là bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm, hoặc là chờ lương hưu trong 03 năm.
T
|
rên đây là bản
tư vấn pháp lý mà chúng tôi soạn thảo theo yêu cầu của ông. Mọi thông tin thắc
mắc, xin ông vui lòng gửi phản hồi cho chúng tôi qua thư điện tử hoặc gọi đến
số 01(205).205.205 để được hỗ trợ chi tiết. Chúng tôi xin chân thành cám ơn
ông!
Công ty TNHH Luật Tùng Anh
Tư vấn viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO
1. Luật Bảo hiểm xã
hội năm 2006;
2. Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo
hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
3. Nghị định số 166/2007/NĐ-CP;
4. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005;
5. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung
pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012;
6. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;
7. Nghị định số
62/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo hiểm y tế;
8. Các Nghị định
quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng:
·
Nghị định 07/2008/NĐ-CP;
·
Nghị định 105/2008/NĐ-CP;
·
Nghị định 38/2009/NĐ-CP;
·
Nghị định 35/2010/NĐ-CP;
·
Nghị định 52/2011/NĐ-CP;
·
Nghị định 47/2012/NĐ-CP;