- Back to Home »
- Bài tập An sinh xã hội »
- Anh A là công nhân nhà máy Z từ năm 1985. Ngày 01/02/2009, do sơ suất trong quá trình vận hành máy nên anh A bị tai nạn lao động suy giảm 27% khả năng lao động.
Anh A là công nhân nhà máy Z từ năm 1985. Ngày 01/02/2009, do sơ suất trong quá trình vận hành máy nên anh A bị tai nạn lao động suy giảm 27% khả năng lao động.
Posted by : Unknown
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
ĐỀ BÀI SỐ 12
A
|
nh A là công nhân nhà máy Z từ năm 1985.
Ngày 01/02/2009, do sơ suất trong quá trình vận hành máy nên anh A bị tai nạn
lao động suy giảm 27% khả năng lao động.
Tháng 05 năm
2010, do vết thương tái phát nên anh A phải vào viện điều trị 03 tháng (đến
tháng 08 năm 2010). Sau khi giám định lại sức khỏe, Hội đồng giám định kết luận
anh A bị suy giảm 35% khả năng lao động.
Lúc này, do đã
58 tuổi nên anh A xin nghỉ hưu sớm và yêu cầu cơ quan bảo hiểm thanh toán 100%
tiền lương 03 tháng nằm viện điều trị và giải quyết chế độ tai nạn lao động hằng
tháng thay vì chế độ tai nạn lao động một lần như tước đây.
Anh/chị
hãy giải quyết quyền lợi của anh A theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
To : Ông Nguyễn Văn A (email: lamcong321@gmail.com);
From : Công ty TNHH Luật Tùng Anh (Antu Law Co-
Ltd);
Re :
Yêu cầu tư vấn (27/08/2013);
Kính gửi ông Nguyễn Văn A,
L
|
ời đầu tiên,
thay mặt công ty Luật Tùng Anh, chúng tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe
đến ông và tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc ông gặp nhiều hạnh phúc
và may mắn trong cuộc sống.
Thứ ba tuần trước, ông có đến trụ sở của chúng tôi để xin ý kiến
tư vấn pháp lý về giải quyết quyền lợi của ông theo quy định của Luật Bảo hiểm
xã hội. Chúng tôi đã lập lịch hẹn với ông vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, do lý do
bất khả kháng mà ông không thể đến được và đã gửi thư điện tử yêu cầu chúng tôi
trình bày bằng văn bản để trả lời ông.
Theo như hồ sơ mà ông cung cấp cho chúng tôi vào thứ ba tuần trước,
thì ông là công nhân nhà máy Z từ năm 1985; ngày 01/02/2009, do sơ suất trong
quá trình vận hành máy nên ông đã bị tai nạn suy giảm 27% khả năng lao động;
tháng 05/2010, do vết thương tái phát nên ông phải vào viện điều trị đến tháng
08/2010, tức tổng thời gian điều trị là 03 tháng. Sau khi giám định lại sức khỏe,
Hội đồng giám định kết luận ông bị suy giảm 35% khả năng lao động. Ông đã 58 tuổi
nên muốn xin về nghỉ hưu sớm. Đồng thời, ông cũng yêu cầu cơ quan bảo hiểm
thanh toán 100% tiền lương trong 03 tháng nằm viện điều trị và giải quyết chế độ
tai nạn lao động hàng tháng thay vì chế độ tai nạn lao động một lần như tước
đây.
Trong bức thư hồi đáp này, chúng tôi sẽ tư vấn để giải đáp những
thắc mắc về quyền lợi của ông theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
1. Về quyền lợi
trong 03 tháng nằm viện điều trị
C
|
ó thể thấy, ngày
01/02/2009, ông bị tai nạn lao động và suy giảm 27% khả năng lao động. Sau đó,
ông đã được trợ cấp một lần theo Điều 21 của Nghị định số 152/NĐ-CP. Tiếp đến
tháng 05/2010, vết thương cũ tái phát nên ông phải nằm viện điều trị đến tháng
08/2010, tức thời gian điều trị là 03 tháng.
Ông cũng đề nghị chúng tôi tư vấn về việc yêu cầu cơ quan bảo hiểm
thanh toán 100% tiền lương trong 03 tháng nằm viện điều trị này. Chúng tôi khẳng
định rằng, việc yêu cầu này của quý ông sẽ bị cơ quan bảo hiểm từ chối.
Thứ
nhất, về chế độ hưởng bảo hiểm trong thời gian điều
trị tái phát
Xin ông lưu ý rằng, ông chỉ được nhận 100% tiền lương khi rơi vào
trường hợp tại Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2007. Theo đó, có thể hiểu, người
lao động chỉ được hưởng 100% lương theo như thoả thuận trong hợp đồng khi bị
tai nạn lao động và giám định lần đầu.
Việc điều trị của ông tại bệnh viện do vết thương tái phát, không
phải là điều trị do bị tai nạn lao động. Trường hợp này sẽ được coi là việc điều
trị tái phát và hưởng bảo hiểm theo chế độ ốm đau.
Thứ
hai, về mức tiền lương được hưởng trong 03 tháng nằm
điều trị
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau được quy định tại Điều 23 Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2006 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
Theo đó, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau
trong một năm đối với người lao động được tính theo ngày làm việc không kể ngày
nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã
hội năm 2006 quy định: “Làm việc trong điều
kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới
mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi
năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên”;
Ông đóng bảo hiểm từ năm 1985 đến tháng 04/2010.
Tức là tổng thời gian đóng là 25 năm 04 tháng; theo quy định làm tròn tháng của
pháp luật bảo hiểm xã hội thì ông đã tham gia bảo hiểm được 25,5 năm. Hơn nữa,
ông làm việc trong điều kiện bình thường, không phải công việc độc hại, nặng nhọc
hay trợ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, Do đó, đối chiếu theo điểm a khoản 1 Điều
23 Luật này thì ông chỉ được nghỉ tối đa là 40 ngày, không bao gồm ngày nghỉ lễ
và nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau được quy định cụ
thể tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Theo đó:
“Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản
2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền
công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc”;
2. Về giải quyết chế độ tai nạn lao động hằng tháng
Ô
|
ng có yêu cầu cơ
quan bảo hiểm giải quyết chế độ tai nạn lao động hằng tháng thay vì chế độ tai
nạn lao động một lần như tước đây. Yêu cầu của ông là chính đáng và hợp pháp,
theo đúng tinh thần pháp luật của khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm
2006.
Thứ
nhất, thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng
tháng
Theo như hồ sơ, ông bị tai nạn lao động vào ngày 01/02/2009 và đã
được giám định kết luận suy giảm 27% khả năng lao động. Tuy nhiên, tới tháng
05/2010 do vết thương tái phát nên ông phải vào viện điều trị mất tới tháng
08/2010 và được giám định lại sức khỏe một lần nữa. Lần này Hội đồng giám định y khoa kết luận ông bị suy giảm 35% khả năng lao
động.
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì: “Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi
giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được
tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa”.
Như vậy, từ tháng 08/2010 trở đi, ông sẽ
được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng thay vì chế độ trợ cấp một lần như trước
đây.
Thứ hai, mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng
Điểm c2 khoản 5 Mục III Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bổ
sung bởi Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH quy định:
“Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định tại Điều 21 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP, sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31%
trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo hướng dẫn tại khoản 3 mục III phần
B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm
khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp
tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội
và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần
trước đó”;
Trong
đó:
·
Lmin : mức lương tối thiểu chung;
·
m :
mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn
lao động
(lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100);
·
L :
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng
liền kề trước
khi nghỉ việc để điều trị;
·
T :
số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính
đủ 12 tháng, không
kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội;
Theo đó, với m = 35; t = 25,5, áp dụng công thức trên ta có:
{0,3 x Lmin + (m
– 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005
x L + (t – 1) x 0,003 x L}
= {0,3
x Lmin + (35 – 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (25,5 –
1) x 0,003 x L}
= (0,3
x Lmin + 0,08 x Lmin) + (0,005 x L + 0,0735 x L)
= 0,38 x Lmin + 0,0784 x L
Do đó, ông sẽ được hưởng mức trợ cấp hằng tháng là:
38% mức lương tối thiểu
chung + 7,85% mức lương tháng 04/2010.
Ông có thể tham khảo mức lương tối thiểu chung theo bảng
niên biểu:
Mức lương tối
thiểu chung
|
Cơ sở pháp lý
|
|
730.000 đồng/tháng
|
Điều 1 Nghị định
số 28/2010/NĐ-CP
|
|
830.000 đồng/tháng
|
Điều 1 Nghị định
số 22/2011/NĐ-CP
|
|
1.050.000 đồng/tháng
|
Điều 1 Nghị định
số 31/2012/NĐ-CP
|
|
1.150.000 đồng/tháng
(*)
|
Điều 3 Nghị định
số 66/2013/NĐ-CP
|
(*) thay đổi thành mức
lương cơ sở;
Thứ ba,
về việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP quy định thời gian nghỉ là:
“…Tối đa 07 ngày đối với
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp,…;
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục
hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối
thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối
thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng
này bao gồm cả tiền đi lại và ăn ở ”.
Như vậy, ông bị suy giảm khả năng lao động 35% nên sẽ được
nghỉ tối đa là 07 ngày.
3.
Về giải quyết chế độ hưu trí
N
|
hư ông đã trình
bày, do đã 58 tuổi nên ông có nguyện vọng xin nghỉ hưu sớm. Ông cũng đã hỏi ý
kiến chúng tôi xem xem yêu cầu về hưu sớm của ông có được cơ quan bảo hiểm chấp
thuận hay không. Chúng tôi thấy rằng:
Thứ
nhất, ông đóng bảo hiểm từ năm 1985 đến tháng 04/2010. Tức là tổng thời
gian đóng là 25 năm 4 tháng; theo quy định làm tròn tháng của pháp luật bảo hiểm
xã hội thì quý ông đã tham gia bảo hiểm được 25,5 năm;
Thứ
hai, công việc của quý ông không phải là công việc nặng nhọc hay độc
hại được liệt kê trong Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành, cũng không được
hưởng phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;
Thứ ba, tính đến tháng 04 năm 2010, quý ông mới 58 tuổi, chưa đủ mức 60 tuổi nghỉ
hưu mà pháp luật bảo hiểm quy định. Như vậy, có thể thấy rằng trường hợp xin về
hưu của ông là trường hợp về hưu sớm so với quy định của điểm a khoản 1 Điều 50
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Hiện tại, có hai phương thức nhận lương hưu, đó là nhận
lương hưu hằng tháng và nhận lương hưu một lần do bảo hiểm xã hội chi trả.
Chúng tôi xét thấy, quý ông không thuộc đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hằng
tháng do quý ông chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu dù đã có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Hơn nữa, quý ông cũng không thuộc trường
hợp được thanh toán bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội
năm 2006 đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng do quý ông
đã đóng bảo hiểm xã hội 25,5 năm và không ra nước ngoài định cư;
Vì vậy, chỉ có hai cách để bảo vệ quyền
lợi cho quý ông:
Một là, quý ông bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm
xã hội theo Điều 57 Luật Bảo Hiểm xã hội 2006. Khi nghỉ việc tại nhà máy Z, quý
ông có thể tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đợi hưởng lương
hưu hằng tháng. Lúc đó, hai năm quý ông đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện này được
cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu theo thời gian đóng bảo
hiểm xã hội.
Hai là, quý ông không tham gia đóng bảo hiểm nữa
mà chờ lương hưu, đợi thêm hai năm khi đủ tuổi nghỉ hưu thì làm sổ hưu và yêu cầu
cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ hưu trí cho mình.
Sau khi phân tích hồ sơ của ông với các cơ sở pháp lý như trên,
chúng tôi khẳng định rằng:
1)
Ông sẽ được hưởng
75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng 04/2010 trong 40 ngày (không
bao gồm ngày nghỉ lễ và nghỉ hàng tuần);
2)
Bắt đầu từ tháng
08/2010, ông sẽ được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng là 38% mức
lương tối thiểu chung + 7,85% mức lương tháng 04/2010; và, 25% mức lương tối
thiểu trong 07 ngày nghỉ dưỡng sức;
3)
Ông có thể xin về
hưu sớm nhưng không được nhận tiền lương hưu khi mới 58 tuổi. Ông có thể, hoặc
là bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm, hoặc là chờ lương hưu trong 02 năm.
T
|
rên đây là bản
tư vấn pháp lý mà chúng tôi soạn thảo theo yêu cầu của ông. Mọi thông tin thắc
mắc, xin ông vui lòng gửi phản hồi cho chúng tôi qua thư điện tử hoặc gọi đến số
01(205).205.205 để được hỗ trợ chi tiết. Cám ơn ông!
Công ty TNHH Luật Tùng Anh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006;
2.
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm
2006 Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
3.
Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
4.
Cách viết thư trả lời khách hàng;
Website: quanlykhachhang.vietmos.com;